ERP giúp gì cho doanh nghiệp ? ERP có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quy trình và tối đa hoá lợi nhuận.
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng sẽ tránh cho doanh nghiệp (DN) khỏi cạnh tranh khốc liệt về giá, hụt hơi cân bằng lượng hàng hay chật vật đẩy mạnh doanh số.
Tại hội thảo chuyên đề “Chuỗi cung ứng và bài toán cân bằng lượng hàng” do Báo Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức sáng 22/11 (tại Diamond Place, TP.HCM), kiến thức, kinh nghiệm từ các diễn giả đã phần nào giúp DN có thêm công cụ giải bài toán hóc búa này.
trong nước phải đối mặt trong quá trình xây dựng chuỗi cung ứng: Một là các DN nhỏ và vừa của đang phải đối mặt với quá nhiều thử thách ngắn hạn trước mắt nên chưa tập trung cho các chiến lược dài hạn.
Hai là đặt nặng chỉ tiêu tài chính mà quên mất các chỉ tiêu quản lý ở từng khâu, như thời hạn giao hàng, tỷ lệ sai hỏng sản phẩm. Ba là thiếu đầu tư công nghệ thông tin cho công tác quản lý. Và cuối cùng là chưa có chiến lược gắn chuỗi giá trị DN với giá trị toàn cầu để học hỏi kinh nghiệm.
Tổng thể, Chính vì vậy, giải quyết các khó khăn hiện tại để xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả là bài toán rất khó đối với nhiều DN. Ông Nguyễn Đình Tứ, Phó tổng giám đốc Công ty CP KiDo, chia sẻ kinh nghiệm tái cấu trúc chuỗi cung ứng của Tập đoàn Kinh Đô cách đây hơn 5 năm mà trong đó, điểm mấu chốt của chiến lược là làm sao kết nối được chuỗi giá trị công ty và nhà cung cấp.
Dự báo được cập nhật thường xuyên và gắn chặt với doanh số, kinh doanh với định hướng về khách hàng, tăng quy mô sản xuất và doanh số nhưng diện tích kho bãi tăng không đáng kể, giảm tối thiểu tồn kho và gắn bó chặt chẽ với các nhà phân phối…
Trong sản xuất, không mua được nguyên vật liệu cho sản xuất có nghĩa khâu sản xuất không có mối liên kết với khâu nguyên vật liệu, tức là đã bị cắt đứt khỏi chuỗi cung ứng. Việc khâu sản xuất bị “cắt đứt” khỏi nguồn nguyên liệu chứng tỏ mối liên kết giữa các bên tham gia là yếu… kỳ quan trọng.
Thiếu hàng thì mất thị trường, dư hàng thì không thể tối ưu hóa nguồn lực. Dự báo doanh số cần thực hiện hằng tháng, chính xác, thống nhất từ mục tiêu tới thực thi để các bộ phận cùng tham gia. Ngoài ra, cần dự báo trước từ 6 – 12 tháng để chuẩn bị nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất.
Hiện nay, các DN sản xuất đồ gỗ và dệt may đều phải đương đầu với khó khăn do không chủ động được nguồn nguyên liệu. Theo số liệu của Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (EU – Việt Nam Mutrap III) tài trợ, trong số 3.700 DN của ngành dệt may có 70% là DN may, trong khi DN dệt, sợi, nhuộm chỉ chiếm lần lượt 17%, 6% và 4%.
Cụ thể, Việt Nam phải nhập khẩu bông để đáp ứng 99% nhu cầu bông trong nước và nhập 70% xơ nhân tạo. Nhưng 65% sợi sản xuất ra phải xuất khẩu vì Việt Nam yếu trong khâu dệt, nhuộm. Rồi sau đó mỗi năm nhập khẩu 5,2 tỷ mét vải để cắt, may…
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Bảo, Tổng giám đốc Thành Công Mobile, lo ngại vấn đề chiết khấu trong khâu mua hàng sẽ phá hỏng nỗ lực xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng. Khâu đàm phán giá đầu vào là quan trọng nhất vì để tăng khả năng cạnh tranh. Quản lý vật phẩm marketing cũng quan trọng không kém vì nó sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí.
Để giải quyết vấn đề này, nên có cơ chế kiểm tra chất lượng nguyên liệu, chất lượng sản phẩm để giảm thiểu tiêu cực, đảm bảo chất lượng và giá cả. Tối ưu hóa là một quá trình đòi hỏi cải tiến liên tục và phải làm sao để các bộ phận trong công ty phối hợp nhịp nhàng với nhau.
Chia sẻ kinh nghiệm của Công ty Diana, ông Đỗ Vũ Trung, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Diana phải sử dụng một phần mềm ERP mạnh để quản lý mọi khâu từ sản xuất đến phân phối.
Hệ thống có sẵn mô hình đánh giá và quản trị tự động báo cáo chuẩn xác các số liệu từ các bộ phận. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù phần mềm ERP mạnh nhưng DN không vận dụng tốt thì cũng bằng thừa.
Theo chuyên gia Lê Phụng Hào, DN nên áp dụng quy tắc 80 – 20: 20% số công việc giải quyết sẽ quyết định 80% thành công và khi giải quyết các vấn đề nhỏ lẻ phải xem xét đến sự liên quan của cả hệ thống. Còn theo hóa sản xuất và quy trình làm việc với nhà cung cấp. Hiệu quả không phải là cắt giảm chi phí, mà là tối ưu hóa chi phí.
>>>Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý doanh nghiệp OMEGA ERP
Nguồn: doanhnhansaigon