Những điều cần biết khi chọn phần mềm ERP: Từ thực tiễn triển khai ERP cho các DN trong nước và nước ngoài chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề chính như sau:
– DN phải có được mục tiêu rõ ràng khi mong muốn xây dựng hệ thống tin học hóa: Ngoài việc giúp lựa chọn sản phẩm, điều này còn đảm bảo lãnh đạo đơn vị giữ cam kết trong suốt quá trình thực thi dự án.
– Lựa chọn đúng sản phẩm và nhà triển khai: Tại đây vai trò của nhà tư vấn được thể hiện rõ nét nhất. Giải pháp ở đây là DN có thể chủ động đưa các sản phẩm ERP Việt Nam vào trong danh sách đánh giá thẩm định của nhà tư vấn.
– Lập phương án triển khai rõ ràng, chi tiết: DN cần chuẩn bị cho mình tư tưởng phải thay đổi quy trình hiện tại bằng quy trình quản lý có trong giải pháp ERP. Sẽ xuất hiện sự phối hợp giữa DN, nhà phát triển giải pháp, nhà triển khai giải pháp và nhà tư vấn. Với sản phẩm đã được lựa chọn, nếu đơn vị triển khai có những hiểu biết rất sâu sắc về sản phẩm họ sẽ hướng dẫn, triển khai giúp DN sử dụng tối đa các ưu việt của ERP.
– Chuẩn hóa và chuẩn bị dữ liệu: Một hệ thống ERP chỉ có hữu ích khi số liệu phân tích đưa ra chính xác dựa trên các dữ liệu về nguồn lực DN đã được chuẩn hóa, đúng và đầy đủ.
– Sự tham gia của nhân viên DN trong triển khai ERP: họ phải thay đổi thói quen làm việc tùy tiện thành thói quen làm việc theo quy trình. Lãnh đạo DN cần chú ý tới việc đưa ra các quy chế hành chính để nhân viên tuân theo. Ở đây lại một lần nữa xuất hiện yếu tố tâm lý “tây nói ta nghe” còn “ta nói ta không nghe” dẫn đến tình trạng các giải pháp Việt Nam dễ thất bại hơn các giải pháp từ nước ngoài.
– Hậu mãi sau bán hàng: ERP khi đưa vào hoạt động sẽ là công cụ tham gia điều hành DN. Cần có sự đáp ứng nhanh chóng mỗi khi có sự cố hoặc thay đổi phát sinh. Chi phí cho các dịch vụ này cũng là vấn đề rất lớn vì lúc này DN đã “gắn bó-lệ thuộc” với phần mềm. Trong nhiều trường hợp chi phí này trở nên không kiểm soát. Đây thực sự là một thế mạnh của các giải pháp Việt Nam.
Tóm lại, điều quan trọng nhất là DN sử dụng ERP và lựa chọn giải pháp theo quan điểm “Tỷ suất chi phí/lợi ích thu được”. Việc tìm hiểu thông tin đa chiều sẽ giúp cho DN có được lựa chọn tốt nhất. Đây cũng là nơi thể hiện được “con mắt tinh đời” của DN để không lãng phí nhưng vẫn có hiệu quả cao nhất nâng cao năng lực cạnh tranh.
>>>Tìm hiểu thêm: phần mềm quản lý doanh nghiệp OMEGA ERP
Nguồn: sggp.org.vn