Năm 2013 tiếp tục khẳng định đầu tư ERP là xu hướng tất yếu trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và quốc phòng. Không vì lý do khủng hoảng kinh tế, khó khăn tài chính hay tái cấu trúc mà nhận thức đầu tư này bị thay đổi ở các cấp quản lý, ở các cơ quan và doanh nghiệp.
Năm 2013 thật sự sẽ là một năm nóng bỏng của nền kinh tế đất nước. Thông tin chính thức từ Chính phủ cũng như các phân tích vĩ mô của các chuyên gia kinh tế, tài chính trong và ngoài nước đều cảnh báo tình hình kinh tế năm 2012 sẽ còn khó khăn hơn năm 2012. Thị trường ERP 2013 sẽ bị tác động sâu sắc trên ba phương diện:
- Chính sách “thắt lưng buộc bụng tối đa” của các cơ quan và doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng
- Tâm lý trì hoãn đợi chờ “tái cấu trúc”
- Nguồn vốn ngày càng khan hiếm
ERP khối chính phủ sẽ bị hạn chế đáng kể bởi chủ trương cắt giảm mạnh và quản lý chặt chẽ đầu tư công. Tuy nhiên, dù ngân sách nhà nước có hạn hẹp đến đâu thì các đơn vị khối chính phủ vẫn phải đảm bảo và tăng cường công tác quản lý, kiểm soát nhà nước nhất là trong các lĩnh vực tài nguyên môi trường, giao thông vận tải, năng lượng. Quản lý tài chính và kế toán nội bộ cũng sẽ là ưu tiên hàng đầu của các đơn vị khối chính phủ bên cạnh nhiệm vụ chính trị quản lý nhà nước.
Ngân sách nhà nước cho các Bộ, ngành chắc chắn sẽ bị siết chặt hơn so với 2011 nhưng điều này chưa hẳn đã đúng ở các địa phương. Ngân sách địa phương không hoàn toàn phụ thuộc vào nhà nước mà còn có nhiều nguồn thu khác nhất là đối với các địa phương có chính sách thu hút đầu tư tốt. Năm 2012 đã ghi nhận việc đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ thông tin của các Sở, ban, ngành, địa phương và của các thành phố lớn. Đây là tiền đề cho ứng dụng ERP trong năm 2013. Đặc biệt, nhu cầu dịch vụ công đã ngày càng rõ nét tại địa phương và đòi hỏi phải có giải pháp ERP phù hợp.
Khối các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước là khối đơn vị chịu lộ trình tái cấu trúc quyết liệt nhất vì đòi hỏi một sự “lột xác” về chất. ERP cho các đơn vị kinh tế nhà nước này do vậy sẽ chỉ có thể tiến hành khi một cấu trúc mới đã được chấp nhận. Tuy nhiên, có thể thấy rằng trong năm 2013, các tổng công ty hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề chi phối toàn bộ nền kinh tế của đất nước như xăng dầu, khoáng sản, giao thông vận tải, đất đai thì bài toán ERP quản lý hàng ngày vẫn bức thiết hơn nhu cầu tái cấu trúc.
Năm 2012 cũng sẽ là năm rất khó khăn cho các doanh nghiệp khối tư nhân tiếp cận nguồn vốn do việc tái cấu trúc thị trường tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Mặt khác, nguồn vốn từ các ngân hàng, các quỹ đầu tư, tín dụng, bảo hiểm sẽ chỉ tìm đến các doanh nghiệp tin cậy, hoạt động chuẩn mực và quản lý minh bạch. Chỉ có các doanh nghiệp có bản lĩnh và tham vọng mới quyết tâm đầu tư ERP trong thời điểm này. Nếu các doanh nghiệp khối tài chính, ngân hàng đầu tư mạnh vào hệ thống ERP quản lý quan hệ khách hàng thì các doanh nghiệp có điều kiện còn lại sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống ERP quản trị doanh nghiệp tổng thể của mình để tăng sức cạnh tranh.
Nhu cầu ERP của các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ vẫn rất lớn trong năm 2013. Các nhà phân phối nước ngoài rất muốn tham gia vào thị trường dịch vụ có mức tăng trưởng 25%-35% này. ERP khối sản xuất và phân phối đồ uống rất nhiều tiềm năng trong năm 2013 do lĩnh vực này luôn thu hút được dòng tiền lớn.
Năm 2013 cũng sẽ đánh dấu sự tham gia vào ERP mạnh mẽ của khối các doanh nghiệp/tổ chức hay tập đoàn đa quốc gia có cơ sở tại Việt Nam (MNC). Khối MNC tiếp tục tăng về số lượng đơn vị và nhu cầu ERP trong năm 2013. Nhận định rằng mảng thị trường MNC là tâm điểm cạnh tranh của thị trường ERP 2013 đối với các đơn vị tư vấn triển khai ERP ở trong nước. Tuy nhiên, chỉ có những đơn vị trong nước có uy tín, nhiều kinh nghiệm, có nguồn lực chuyên nghiệp mới có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của khách hàng MNC.
ERP 2013 rất có thể sẽ được chứng kiến cuộc tranh đua hấp dẫn về việc nắm bắt công nghệ ERP điện toán đám mây giữa SAP và Oracle cũng như giữa các đơn vị tư vấn, triển khai ERP trong nước. ERP 2013 cũng sẽ là năm bản lề cho việc phát triển các giải pháp ERP dành cho các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ. OMEGA ERP là giải pháp tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.
Thị trường ERP 2013 rất có thể sẽ có sự góp mặt của mảng ERP khối quân đội. Tình hình khu vực, các yếu tố địa lý – chính trị và nhất là nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc đã đặt quân đội trước nhu cầu phải có một giải pháp ERP tổng thể nhằm nâng cao năng lực quản lý và khả năng phối hợp linh hoạt ở tất cả cấp chỉ huy.
Năm 2013 tiếp tục khẳng định đầu tư ERP là xu hướng tất yếu trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và quốc phòng. Không vì lý do khủng hoảng kinh tế, khó khăn tài chính hay tái cấu trúc mà nhận thức đầu tư này bị thay đổi ở các cấp quản lý, ở các cơ quan và doanh nghiệp.
ERP 2012 hứa hẹn nhiều thử thách hơn đối với các “ông lớn” công nghệ thông tin cũng như đặt ra các bài toán đầu tư hóc búa hơn cho cơ quan, doanh nghiệp. Và câu trả lời để có được thành công nằm trong chính tiêu đề!
Nguồn: tổng hợp internet