Mô hình Erp cho các trường Đại Học, Phổ Thông, các cấp là một hệ thống phân cấp với cơ bản các phòng và nhiệm vụ như sau:
Ban Giám hiệu: Có quyền cao nhất trong nhà trường, điều hành toàn bộ hoạt động của nhà trường
Phòng Hành chính: Quản lý các vấn đề liên quan đến nhân sự, cơ sở vật chất
Phòng Đào tạo: Quản lý các vấn đề liên quan đến đào tạo (dạy và học)
Các khoa chuyên ngành: Quản lý chuyên môn và thực hiện giảng dạy
Các phòng khác: Hỗ trợ quản lý về các hoạt động như công tác đoàn, thư viện, giáo dục thể chất,…
Từ đó ta có thể xác định các phân hệ mà ERP cần triển khai trong các trường đại học như sau:
[custom_list style=”list-2″]
- Phân hệ quản lý hồ sơ: Sinh viên, cán bộ, văn bằng, tín chỉ
- Phân hệ quản lý học tập: quá trình học của sinh viên và giảng dạy của giáo viên như: Quản lý chương trình đào tạo, lập kế hoạch giảng dạy, học tập, thi cử (thời khóa biểu), đánh giá kết quả học tập, quản lý tài nguyên (Tài khoản, dịch vụ thông tin (portal))
- Phân hệ quản lý tài chính: Tài chính sinh viên (học phí, học bổng, chế độ), tài chính cán bộ (lương, tiền giảng, thuế, chế độ)
- Phân hệ quản lý nhân sự: Tuyển dụng, phát triển và đào tạo nhân lực, hưu trí, hệ thống phòng ban
- Phân hệ quản lý cơ sở vật chất: Quản lý phòng học, trang thiết bị phục vụ đào tạo
- Phân hệ hỗ trợ khách hàng: Tư vấn việc làm, nghiên cứu khai thác thị trường, quảng bá thương hiệu
[/custom_list]
Các phân hệ này có thể được chuẩn hóa theo qui trình riêng và các ứng dụng có thể chạy trên các CSDL cục bộ (ví dụ như chương trình quản lý tài chính có thể có CSDL riêng về quá trình nộp học phí của sinh viên và chạy trên máy của phòng tài vụ). Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các ứng dụng này phải được tích hợp trong một hệ thống nhất có thể trao đổi thông tin với nhau (ví dụ như CSDL về việc nộp học phí của sinh viên phải được chia sẻ cho ứng dụng của phân hệ đào tạo để biết lên lịch học hay thi) để cùng cung cấp thông tin cho lãnh đạo quản lý.
Từ phân tích trên ta thấy giải pháp ERP cho các trường đại học theo qui trình sau:
[custom_list style=”list-2″]
- Xây dựng các phân hệ quản lý cục bộ (Phân hệ quản lý hồ sơ, Phân hệ quản lý học tập, Phân hệ quản lý tài chính, Phân hệ quản lý cơ sở vật chất): Các phân hệ cục bộ này có thể sử dụng các dữ liệu có định dạng không giống nhau.
- Hoạch định chiến lược khai thác thông tin của toàn hệ thống: Xác định yêu cầu sử dụng, chia sẻ dữ liệu giữa các phân hệ, phân tích dữ liệu, vấn đề quản trị, an toàn dữ liệu.
- Xây dựng hệ thống tích hợp các phân hệ: Đường truyền (mạng), thu thập và chuyển đổi dữ liệu, dự phòng hệ thống.
[/custom_list]